Cá KOI là loài ưa sạch sẽ đòi hỏi môi trường sống có chất lượng cao, vì vậy cá rất dễ nhiễm bệnh nếu như môi trường nuôi không đạt yêu cầu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc đầu tiên nên làm khi nuôi cá KOI chính là giữ vệ sinh môi trường nuôi thật tốt, cải thiện hệ thống lọc để chất lượng nước trong hồ luôn đạt trạng thái cân bằng tốt nhất, xử dụng các loại vật liệu lọc có chất lượng cao và đảm bảo ví dụ như Matrix Pond,… Sử dụng đèn UV để diệt nguồn bệnh, kết hợp với hệ thống tách phân drum để đạt hiệu quả cao nhất cho hồ KOI.

Nếu môi trường sống của cá KOI không được đảm bảo thì cá có thể sẽ mắc các loại bệnh sau:

1. Trùng mỏ neo 

Trùng mỏ neo là một loại một loại ký sinh trùng còn có tên là Lernaea, có hình thù giống một chiếc mỏ neo đầu có mấu bám sâu bám chặt vào cơ thể của cá. Bệnh do loại trùng có hình dạng giống chiếc mỏ neo của tàu thuyền Lernea gây nên, nó có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Trùng mỏ neo ký sinh hút chất dinh dưỡng làm viêm loét da, vây, mang, xoang miệng của cá từ vết loét tạo điều kiện cho ký sinh trùng khác, nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Cá ngứa ngáy, khó chịu, kém ăn, da mất sắc mầu bình thường, bơi lờ đờ, phản ứng kém gầy yếu, nếu bị nhiều kí sinh trùng loại này bám vào cá sẽ chết.

Bệnh trùng mỏ neo ở cá Koi – thuốc và cách chữa

*** Cách chữa trị : Có rất nhiều cách để trị trùng mỏ neo nhưng cách hiệu quả nhất chính là sử dụng thuốc đặc trị Dimilin ( lưu ý khi sử dụng vì thuốc có thành phần là thuốc trừ sâu )

  • Cách sử dụng:

Ngày 1: Đánh liều 1, liều thuốc phụ thuộc vào thể tích hồ/bể cá koi bị bệnh.

Ngày 2: Không đánh thuốc

Ngày 3: Đánh liều thuốc thứ 2 như liều 1, đồng thời thay 20% nước.

Ngày 4, 5, 6 : Không đánh thuốc

Ngày 7: Đánh liều thuốc thứ 3, thay 20% nước

Ngày 8: Không đánh thuốc

Ngày 9: Đánh liều thuốc thứ 4, thay 20% nước

Ngày 10,11: Không đánh thuốc

Ngày 12, 13, 14: Mỗi ngày thay 20% nước

Dimilin Diệt rận nước, trùng mỏ neo dành cho cá koi, cá vàng, cá cảnh - diệt ngoại ký sinh trùng trên cá ACPharno - Dành cho thú nuôi nhỏ khác | Zalora.vn

Thường thì liều 1, 2 bạn sẽ tiêu diệt được trùng mỏ neo ký sinh bên ngoài da cá koi. Còn các nang trứng chưa nở nên phải đợi đến ngày thứ 7 để trứng nở ra, khi đó mới đánh liều 3, liều 4 để diệt tận gốc trùng mỏ neo.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh trùng mỏ neo ở cá koi là do nguồn nước không được đảm bảo, do vậy người nuôi cần chú ý tìm hiểu và trang bị đầy đủ bộ lọc, loại bỏ cặn bẩn, vi sinh vật hại – tác nhân gây bệnh cho cá koi.

2. Bệnh rận cá

Rận cá ký sinh trên da, vây, thân, khoang miệng, mang cá koi. Chúng hút máu, đồng thời tiết chất độc làm cá bị tổn thương và sưng đỏ, tạo điều kiện vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh. Rận cá thường hút máu vào ban đêm khiến KOI ngứa ngáy và khó chịu, thường bơi nhảy lung tung.

Cách Chữa Trị Cho Cá Rồng Bị Bệnh Rận Nước - Thủy Sinh Xanh

Cách điều trị:

Khi thấy cá KOI xuất hiện nhiều rận, trước tiên bạn nên dùng nhíp y tế để gắp chúng ra khỏi thân KOI, sau đó sử dụng các dung dịch diệt khuẩn: thuốc tím, povidine, bentadine, iodine… thoa lên các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày.

3. Bệnh đốm trắng

Cá chép Nhật bị bệnh đốm trắng tương đối phổ biến. Khi bị bệnh, trên thân, đầu cá sẽ xuất hiện các hột trắng và lây lan rất nhanh sang các bộ phận khác, từ con này sang con khác. Phát hiện cá bệnh, người nuôi tốt nhất nên cách ly cá ra khỏi hồ/ bể để tránh lây lan. Nấm sẽ dính chặt vào mô, da cá khiến cá ốm yếu.

5 bệnh nấm thường gặp ở cá Koi và cách chữa trị DỨT ĐIỂM

Nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng ở koi là do nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Cách xử lý:

  • Tăng nồng độ muối trong hồ/ bể koi lên 0.5%/ngày, duy trì nhiệt độ trong bể 27 độ C.
  • Cho  3-5 giọt xanh methylen (có bán tại các hiệu thuốc tây ) hòa tan 20 lít nước và thay nước mỗi ngày một lần.

4. Bệnh đốm đỏ

Bệnh này khiến toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vậy, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm, tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, mắt cá lồi xuất huyết.

Bệnh đốm đỏ ở cá koi do vi khuẩn hình que mang tên Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra. Ở miền Bắc cá koi thường mắc bệnh này vào mùa xuân (tháng 3 – 4 dương lịch) và mùa thu ( tháng 8 – 9 dương lịch).

Cách điều trị: Nếu bạn nuôi ở ao, thay nước mới cho ao, bón vôi bột hoà nước, té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để nâng độ pH trong môi trường nước (loại vi khuẩn này không thích ứng trong môi trường kiềm).

Ngoài ra, nếu nuôi cá trong hồ nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp đánh muối với tetraxilin. 1 khối nước = 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối. Đánh muối liên tục trong 3 ngày.

Bệnh đốm đỏ ở cá Koi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *