Bể thủy sinh là gì ?
Khác hoàn toàn với bể cá thông thường chỉ bao gồm 2 thành phần chủ yếu là cá và nước. Bể thủy sinh là một hệ môi trường sống toàn diện cho các loài thủy sinh vật dưới nước bao gồm: cá, tôm, tép, cây thủy sinh,… Những thành tố này tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và triệt tiêu nhau để trở thành một hệ sinh thái cân bằng, ổn định.
Một bể thủy sinh hoàn chỉnh bao gồm những gì?

Bể thủy sinh có thể được làm bằng chất liệu Acrylic hoặc thủy tinh với độ xuyên thấu cao.
Một số kích thước tiêu chuẩn của bể thủy sinh ( dài x rộng x cao)
– 60x40x40 dễ chơi cho người mới bắt đầu ( kính 8li)
– 90x45x45 cân đối (kính 10li)
– 1m2x50x50 kích thước dễ chọn phụ kiện phù hợp (kính 12li )
Khác với một bể cá thông thường chỉ gồm có cá và nước, bể thủy sinh chứa môi trường sống cho nhiều loài sinh vật bên trong vì vậy sẽ sinh ra rất nhiều lực tác động lên kính vì vậy độ dày kính cũng sẽ dày hơn
2. Hardscape (Lũa, đá, cát, đất nền, cốt nền,…)

Gỗ lũa thủy sinh là một phần của thân cây đã bị bào mòn hết phần vỏ bởi tác động của thời gian, chỉ còn lại phần lõi cứng rất chắc, có rất nhiều loại lũa khác nhau mỗi lại lũa khác nhau đều có đặc điểm riêng và thể hiện được vẻ đẹp riêng cho từng phong cách bể
Đá để sử dụng cho các bể thủy sinh, bể cá cũng là các loại đá khá đặc biệt, mỗi viên đá đều thể hiện được bố cục riêng, toát lên được cái hồn riêng của từng loại bể. Có các loại đá thủy sinh tiêu biểu đá tiger, đá da voi, đá xanh, đá trầm tích, đá gỗ hóa thạch,…
Đất nền, cốt nền làm giá thể cho rễ bám vào để phát triển cũng như là nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho thực vật thủy sinh đất nền đóng vai trò rất quan trọng cho một bể thủy sinh và gần như không thể thiếu, mỗi một loại đất nền đều mang một đặc tính khác nhau và có tác dụng khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng. Cốt nền cũng là một sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho thực vật chỉ khác đất nền cốt nền không trực tiếp là giá thể cho thực vật bám vào và có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
3. Hệ thống lọc

Một trong những yếu tố quan trọng được ví như trái tim của bể cá cấu thành nên hệ sinh thái bể thủy sinh khỏe mạnh đó chính là dòng chảy/ tuần hoàn nước trong bể. Bộ lọc hút các chất bẩn như chất thải của cá, thực vật và các sinh vật chuẩn bị phân hủy trong bể sau đó xử lí vi sinh bên trong lọc nhằm đảm bảo chất lượng nước tốt nhất trong bể.
4. Đèn thủy sinh
Giả lập ánh sang tự nhiên giúp cây quang hợp đèn thủy sinh là thiết bị không thể thiếu khi setup một chiếc bể thủy sinh bất kì. Tương tự như đất nền mỗi loại đèn thủy sinh sẽ tạo ra một loại ánh sáng phù hợp nhất cho từng loại thực vật có trong bể
5. Hệ thống cung cấp khí CO2

CO2 là yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, kể cả trong lĩnh vực thủy sinh cũng vậy. Một hệ thống CO2 thường bao gồm bình cung cấp CO2 và một bộ phận khuếc tán CO2 trực tiếp vào nước (sủi CO2 ) hoặc bộ phận trộn CO2 ( Plant care)
6. Ngoài ra còn một số thiết bị đi kèm nhằm kiểm soát hiệu quả môi trường nước có trong bể ví dụ như
– Chiller: Thiết bị điều khiển nhiệt độ của nước phù hợp để sinh vật trong bể phát triển tốt nhất.
– Lọc váng: Hút lớp váng làm thoáng mặt bể
– Sưởi: Tăng nhiệt độ cho bể
– Timer: Thiết bị hẹn giờ bật tắt các thiết bị khác trong hệ thống


Bể 1: Bố cục lồi được thể hiện bằng cách sử dụng dương xỉ điểm vào chính giữa cả bể

Bể 2: Phong cách Iwagumi
Bể 3: Phong cách Iwagumi sử dụng đá HAKKAI làm chủ đạo

Bể 4: Bể thủy sinh với bố cục chéo

Bể 5: Phong cách natrure mô phỏng đường nét của hang Sơn Đòong

Bể 6: Bể cá sau khi vào chân bể

Bể 7