Cây thủy sinh Bucep là loại cây xuất xứ từ đảo quốc trên đất nước Indonesia, là loại cây nhập khẩu, và được rất nhiều các cá nhân nhập khẩu về lưu hành trong toàn quốc.

Đặc điểm hình thái

Bucep là loại thực vật đặc chủng, mọc chủ yếu tại quần đảo Borneo thuộc Indonesia quanh khu vực bờ sông, bờ suối. Một số ít không đáng kể được phát hiện tại Philipines. Cho tới tận hôm nay, ngày càng nhiều phân loài của Bucephalandra càng được phát hiện thêm và hầu như chưa được sách trong ngành thực vật nói tới.

Đảo Borneo có khí hậu hầu như không thay đổi quanh năm của miền nhiệt đới với nhiệt độ trung bình cao hơn 20 độ C. Tuy nhiên cho dù khí hậu thường xuyên duy trì ở mức cố định ở vài khu vực trên hòn đảo, Borneo có hai mùa (giống miền nam Việt Nam) với lượng mưa khác nhau. Trong mùa mưa, mực nước sông suối dâng lên, cây Bucephalandra ngập nước trong vài tháng, trong điều kiện ngập nước cây như vậy có thể chuyển đổi sang dạng thủy sinh hoàn toàn. Phát triển trong điều kiện thủy sinh cây tạo ra sự khác biệt với môi trường cạn với cấu trúc lá đặc biệt và màu sắc rực rỡ hơn. Giới thủy sinh còn gọi giai đoạn này là ”cây ra lá nước”

Trong bể thủy sinh, Bucephalandras mọc trên gỗ, lũa, vỏ dừa. Tuy nhiên trong nhiều năm quan sát thực tế, tôi có thể kết luận rằng hệ thống rễ của loài cây này sẽ phát triển tốt nhất trên bề mặt cứng, ví dụ như các loại đá, nham thạch…Rễ có khả năng bám chặt trên bề mặt cứng ngay cả khi bề mặt trơn trượt như sỏi…Nhiều khi tôi phải sử dụng dao để nạy cây ra khỏi bề mặt mà nó đang bám rất chắc vào đó. Tuy là loài cây khỏe, cũng có khi cây có dấu hiệu stress khi thay đổi môi trường (chặng hạn như điều kiện ánh sang và chất lượng nước). Khi đó cây có thể rụng lá. Triệu chứng này tương tự như các loài cây họ tiêu thảo (thường giới thủy sinh gọi là bệnh tiêu thảo). Trong bể của tôi, thay đổi đột ngột nguồn dinh dưỡng hay bị dịch tảo bám cây thường rụng lá. Tuy nhiên quá trình này diễn rất chậm và hiếm khi một cây tự nhiên mất toàn bộ lá nhanh chóng. Chính vì vậy người trồng có thể xử lý vấn đề trước khi tất cả lá cây mất hết. Ngay cả khi không còn lá, nếu thân và rễ còn bám tốt và khỏe, cây vẫn tiếp tục sống và hồi phục theo thời gian. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, giảm cường độ ánh sáng và tăng lượng oxy hòa tan trong nước có thể giúp cây hồi phục nhanh chóng.

Cách chăm sóc

Trong điều kiện ánh sáng ngay cả tối thiểu Bucephalandra vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục cho ra lá mới, tuy nhiên màu sắc sẽ không đạt mức độ bắt mắt, nếu bạn dùng ánh sáng quá mạnh lại có thể làm cho lá bị cháy và cây sẽ yếu dần. Ngoài ra, dinh dưỡng bổ sung qua phân nước rất có hiệu quả. Ngay cả một lượng nhỏ CO2 và dinh dưỡng có thể giúp cây cho ra màu sắc quyến rũ. Trong bể của mình, tôi áp dụng phương pháp ước lượng một chỉ số dinh dưỡng cho phép cây hấp thụ một lượng lớn dinh dưỡng trong nước.

CÂY BUCEP

Cây thủy sinh Bucep là loại cây xuất xứ từ đảo quốc trên đất nước Indonesia, là loại cây nhập khẩu, và được rất nhiều các cá nhân nhập khẩu về lưu hành trong toàn quốc.
Cây thủy sinh bucep có thể sống ở mọi loại địa hình, từ bể thủy sinh, đến bán cạn. Tuy nhiên cây bucep được chuộng nhất khi ở trong bể thủy sinh.
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ BUCEP KHI MỚI MUA VỀ:
– Đối với hàng bucep cạn, bucep bụi:
Đừng thả bể ngay – hãy ngâm trong 1 cái ca, 1 cái xô cho 1 – 2ml seachem excel ngâm trong nửa ngày.
Đem rửa lại với nước sạch cho bớt bụi bẩn.
Gỡ ra khỏi giá thể cũ tiến hành vệ sinh bộ rễ tất cả rễ đen, rễ chết mạnh dạn tỉa bỏ. Lá thủng lá dập cũng tỉa luôn. Tôi thường mất nhiều thời gian hơn ở bước này
Buộc lại vào giá thể của bạn chuẩn bị sẵn ví dụ nham thanh, lũa vụn, hoặc đá vụn … nên buộc bằng chỉ, cước nhỏ, hạn chế dính keo


Đối với hàng bucep lá nước:
Thả trôi trong bể, hoặc đặt ở nơi nào tiện cho việc nhấc ra vệ sinh nhất
Sau khi thả trôi 1 thời gian đem ra vệ sinh/ buộc giá thể lại tùy thích
Hạn chế châm phân nước trong thời gian này
-Đối với bể mới setup:
Các bạn có thể gắn hoặc buộc luôn sau khi đã vệ sinh như ở trên. Tuy nhiên nhớ duy trì thay nước đều đặn và nhiệt độ không nên cao quá 26-28 độ để đảm bảo bucep thích nghi tốt nhất với môi trường mới.
-Cách chăm sóc cây thủy sinh bucep:
Bể nuôi bucep nhất định nên có Khoáng, TDS giao động khoảng 80-150
Bucep không hẳn cần quá sáng, tuy nhiên không được khuất sáng và cũng không được ở trong bóng râm, chơi được ở khoảng 0.5-1w/lít với T5H0 30-40lm với đèn LED. Vì cây thủy sinh bucep là cây lớn chậm, do vậy việc kiểm soát co2 và ánh sáng sẽ giúp bucep tránh được các loại rêu bám lá, điển hình là chùm đen, chấm xanh, rêu tóc  chỉ nên chiếu sáng như các cây thủy sinh bình thường từ 8-10h/ ngày.
Bucep cần nước mát, lý tưởng là 24-26 độ– ở khoảng 30–31 độ, bucep ít nhiều sẽ có hiện tượng rữa ngọn.
Bucep sẽ thay đổi màu sắc thậm chí hình thái lá, gân lá ở môi trường bể khác nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *